Tuy nhiên trước khi thất thủ trước Android và iOS, Windows Phone và các phiên bản trước đó cũng từng có thời rất nổi bật trên thị trường di động. Chúng ta hãy cùng xem lại sự phát triển của hệ điều hành Windows dành cho các thiết bị di động nhé.
Trước khi có hệ điều hành Windows Phone, chúng ta có Windows Mobile trên các PocketPC, một thiết bị di động có thể xếp vào cực kỳ hiện đại vào lúc mới ra mắt trong năm 2000 với phiên bản cuối cùng là Windows Mobile 6.5.3 năm 2010 trước khi chuyển sang hệ điều hành Windows Phone 7.
Giao diện trên Windows Mobile rất giống với máy tính Windows với cả nút Start truyền thống. Tuy nhìn đẹp và hiện đai, nhưng đáng tiếc nó lại không thuận tiện để sử dụng trên các thiết bị di động có màn hình nhỏ bé. Sau này, một số hãng tuỳ chỉnh lại giao diện để phù hợp với người dùng di động hơn, điển hình là HTC.
Windows Mobile từng chiếm thị phần khá ổn định trong khoảng thời gian từ khi ra mắt đến năm 2005 và có bước đột phá lớn sau đó khi chiếm đến hơn 40% thị phần tại Mỹ. Nhưng đến năm 2007, khi iPhone ra đời, Windows Mobile đã dần đi đến hồi kết.
Để đối đầu với Android và iOS, năm 2010 Microsoft ra mắt hệ điều hành Windows Phone 7 với giao diện thay đổi hoàn toàn so với Windows Mobile và lấy cảm hứng từ máy nghe nhạc Zune rồi các phiên bản mới hơn thì có giao diện đồng nhất với Windows desktop. Đến Windows 10 Mobile, Microsoft vẫn đi theo hướng hợp nhất với Windows 10 Full, nhưng cuối cùng vẫn không thể đọ lại với Android và iOS.
Cũng từng có lúc người dùng rất thích các thiết bị Windows Phone mà cụ thể là dòng Lumia, nhưng chưa bao giờ lượng smartphone Windows Phone có thể vượt qua Windows Mobile. Trong thời kỳ hoàng kim của Windows Mobile, mỗi năm có đến khoảng 70 thiết bị mới ra mắt.
Điều Windows Phone có thể vượt qua Windows Mobile là tỉ lệ thu hút khách hàng, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn từ 2012-2013, lúc mà Nokia tung ra các mẫu Lumia hấp dẫn nhất. Sau đó lại là sự tuột dốc không phanh.
Như vậy, Microsoft đã thất bại trong việc đưa WIndows Phone vượt qua Windows Mobile ngày nào và ghi tên mình vào danh sách những hệ điều hành thất bại, một thất bại to lớn.
Theo GenK
" alt=""/>Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của 'Đế chế' Windows trên di độngẢnh minh họa
Trước đó, BuzzFeed cùng một hãng bảo mật cho biết ứng dụng của CooTek tiếp tục dội bom quảng cáo gây phiền toái cho người dùng dù công ty tuyên bố đã dừng hành vi này. CooTek đặt trụ sở tại Thượng Hải và có hàng trăm ứng dụng Android trên chợ Play Store.
Tính đến ngày 16/7, có hơn 60 ứng dụng của CooTek bị xóa khỏi Play Store. Hiện tại, công ty đang bị cấm hoàn toàn khỏi nền tảng quảng cáo Google. Người phát ngôn Google khẳng định sẽ có thêm nhiều ứng dụng bị gỡ nếu CooTek còn tiếp tục vi phạm. Chính sách kiếm tiền và quảng cáo của Google nêu rõ không cho phép ứng dụng chứa quảng cáo lừa đảo hoặc gây phiền toái.
Theo thông cáo mới, CooTek thừa nhận đang bị “vô hiệu hóa tạm thời” khỏi các nền tảng của Google. Khả năng thu hút người dùng mới và kiếm tiền từ Google Admob có thể bị ảnh hưởng. Người dùng hiện tại của công ty vẫn dùng được ứng dụng bình thường.
" alt=""/>Google trừng phạt công ty Trung Quốc ngoan cố dội bom quảng cáo người dùng